Bài post này dựa trên cuốn sách "The Journey from Abandonment to Healing" của Susan Anderson, cùng với trải nghiệm cá nhân. Mời bạn đọc phần đầu tiên của bài viết tại đây
(3) Internalizing:
Khi không còn né tránh hiện thực phũ phàng được nữa, thì tiến trình tiếp theo xảy đến là ta tự gom hết mọi vấn đề về mình: trách móc bản thân, cảm thấy mình đã sai đủ đường, thấy mình kém cỏi, thấp kém, KHÔNG ĐỦ TỐT
“Đáng ra mình phải làm thế này”, “Là do mình nên chuyện này mới xảy ra”…. Đây là giai đoạn self-esteem, sự tự tin, tự trọng của bản thân có thể xuống đáy, thậm chí trở nên nguy hiểm khi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực nhất sẽ trồi lên.
Vậy nên những bài tập giúp nuôi dưỡng compassion và self-love rất quan trọng và giúp ích khi bước vào phase này. Nói đến đây làm mình nhớ tới một phần trong thực hành 5 Bước Yêu Mình của Tôi Toàn Vẹn. Sau khi mình cho phép phần bên trong đang bị tổn thương, như một ‘chú cún’ - một người bạn ở bên trên, được nói & xả hết ra những tâm tư, cảm xúc dù là tồi tệ nhất. Thì mình ghi nhận hết toàn bộ những cảm xúc của bạn ấy, không chối bỏ, cũng chẳng cần cho lời khuyên. Và mình nói với người bạn ấy rằng: Không sao hết, dù thế nào, tôi vẫn yêu và chấp nhận bạn như bạn vốn là - I love and accept you as is.
Yes, câu nói ấy - “Mình yêu và chấp nhận bạn như vốn là”, với chúng mình ở Toàn Vẹn, như một câu mantra. Nhưng nó không sáo rỗng hay để tự huyễn hoặc bản thân, mà từng từ đều có hàm ý của nó. Chữ ‘chấp nhận như vốn là’ bao gồm cả sự ghi nhận (validate) tất cả những gì đang diễn ra hiện tại, như nó đang là. Không cần thay đổi, không cần chối bỏ,hay né tránh, hay phải cố gắng vượt qua, không cần phán xét rằng cảm xúc này là tích cực hay tiêu cực, và chưa cần khuyên răn bản thân lúc này. It is what it is. Và dù nó là gì, thì mình cũng đều chấp nhận.
Và chấp nhận được thì mới yêu được. Tình yêu mà mình dành cho bản thân, lúc này là dành cho ‘chú cún’ mới bị đá ra khỏi tổ - phần nội tâm bên trong đang rất bị tổn thương. Lúc này xấu đẹp, đau đớn đều không quan trọng, ‘chú cún’ ấy như thế nào thì mình vẫn chấp nhận, và không bỏ rơi chú.
(4) Rage
Đúng như cái tên, giai đoạn Phẫn nộ là một phần trong tiến trình. Nghe tên thì có vẻ hơi đáng sợ, nhưng nếu như bạn đang cảm thấy phẫn nộ bên trong thì chúc mừng bạn, vì theo lý thuyết, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang ‘tiến triển’ trong hành trình này.
Bởi lẽ lúc này, sự tức giận là biểu hiện rằng lúc này cơ thể không còn bị ‘frozen’ - tê liệt trước thực tại phũ phàng nữa, mà đã tích lũy đủ năng lượng để chuẩn bị cho cơ chế ‘chống trả hay bỏ chạy’ / ‘fight or flight’, dù lựa chọn là gì.
Vì bên trong mình có một nguồn năng lượng, nên nó cần được điều hướng / xả vào một đối tượng nào đó bên ngoài, thay vì bị tích trữ trong cơ thể. Vậy nên xu hướng trong giai đoạn này là cảm thấy dễ bị kích động, khó chịu, tức giận, với người đã rời bỏ mình, với chính mình, hoặc đơn giản là với cuộc đời, và môi trường xung quanh.
Lúc này bất kỳ thực hành nào giúp bạn giải phóng nguồn năng lượng đang bị kìm kẹp này, một cách an toàn và lành mành đều hữu ích: Các hoạt động thể chất, viết kiểu free writing, … hay đơn giản tìm cho mình một không gian riêng tư để gào thét cũng là một cách.
Với mình lúc đó, mình lựa chọn giải phóng năng lượng qua Chuyển Động - Chạm Ứng Tác/ Contact Improv.
(5) Lifting
Như đã nói, các giai đoạn trong tiến trình này không hề tuyến tính, mà có thể lặp lại và không theo một thứ tự nào cả. Tuy nhiên, Lifting là giai đoạn báo hiệu bạn đang tiệm cận gần đến sự hồi phục. Đây là những moments mà cơ thể và tâm trí bắt đầu cũng thấy nhẹ nhàng và bình ổn, mặc dù vết thương vẫn có thể còn đấy. Đây là khi cơ thể dần làm quen với thực tại mới, và nhận rằng rằng thực sự mình vẫn còn sống, và cuộc sống vẫn tiếp tục, dù mọi chuyện đã xảy ra.
Lúc này hạt giống của sự chấp nhận bắt đầu nảy nở trong bạn. Và bản thân bắt đầu cảm thấy mình có thể sống tiếp. Tuy nhiên, dấu hiệu rõ ràng nhất của giai đoạn này, cho thấy bạn thực sự đang hồi phục, thay vì đang tạm quên nỗi đau để gắng gượng, rằng: Bạn cảm thấy sẵn sàng để yêu thêm lần nữa, mở lòng để đón nhận tình yêu từ mọi người và cuộc sống xung quanh.
Yes, để đến được bước này có thể khó khăn và phải đi qua một chặng đường dài. Tuy nhiên, theo mình, việc hiểu và phân biệt được real recovery - hồi phục thực sự, và hồi phục tạm thời, là quan trọng, để mình không phớt lờ, gạt bỏ hay cố gắng đè nén và quên đi. It’s ok if we have not fully recovered yet, but at least we’re aware of it so it can get better over time.
KẾT
Tiến trình của Abandonment Wound nghe thì có vẻ dài, dai dẳng và khó khăn. Nhưng từ trải nghiệm của mình, hiểu chính xác mình đang ở đâu trong tiến trình này, không chắc làm bản thân sáng suốt hơn trong những lần sau, mà cũng không chắc biến mình thành “nhà trị liệu tâm lý tự thân” để giúp bản thân hồi phục nhanh hơn.
Nhưng nhiều khi lý trí lại hay đi sau cảm xúc, và cần những thứ logic để lý giải và hợp lý hóa những gì mà trái tim đã và đang trải qua. Vậy nên, có lẽ lợi ích lớn nhất của việc hiểu tiến trình này: Ta có Ý THỨC rằng nỗi đau này có tiến trình của nó. Đây là để cho lý trí hiểu và chấp nhận trái tim, để cho mình thương mình, thêm chấp nhận thực tại rằng: “Yes, mọi thứ đã xảy ra và nó đang diễn ra như vậy, bên trong mình”
“Ồ, hóa ra ở đời việc như thế có xảy ra. Giữa người và người với nhau, người ta có thể rời đi như thế”. “And it just simply happened. And it simply just happened to me”
Câu nói này hiện lên trong đầu mình, khi mình ngồi ở bờ suối, cảm nhận cơn Shattering quay lại, sau một khoảng thời gian mình nghĩ mình đã đi qua phase đó. Và khi chấp nhận cái cảm giác vụn vỡ ấy, chẳng né tránh nó, cho mình cảm nhận cơn vụn vỡ bằng cả cơ thể, thì một cách thần kỳ, cảm giác nhẹ nhàng, sáng hơn, giống như mình đang được nâng lên - Lifting xuất hiện.
Yes, it just simply happened. Nhận ra và chấp thuận điều ấy, mình biết lúc đó mình đã bước sang một phase mới, và bước thêm một bước nữa đến sự hồi phục, và ngày mà mình có thể mở lòng ra đón nhận tình yêu mới đến gần hơn rồi.
#wotn5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net - Day 8