Bài post này dựa cuốn sách "The Journey from Abandonment to Healing" của Susan Anderson, cùng với trải nghiệm cá nhân. Đây là cuốn sách mình tâm đắc nhất, trong số những cuốn mình cày về tâm lý học trong relationships, liên tục trong 1 tháng đầu tiên khi mình ‘thất tình’.
Giờ mình gọi là ‘thất tình’ cho dễ hiểu, nhưng đằng sau đấy mình nghĩ thật sự là nỗi đau bị bỏ lại - Abandonment Wound (trong đấy bao gồm những giai đoạn khác nhau mà mình sẽ giải thích trong 2 bài viết).
Với một đứa (rất) thiên về anxious attachment - kiểu gắn bó lo âu, trong các mối quan hệ như mình, nỗi sợ bị bỏ rơi (fear of abandonment) chắc là nỗi sợ lớn nhất, đến từ những trải nghiệm từ thời ấu thơ. Một người sợ bị bỏ rơi mà phải trải qua cảm giác bị bỏ rơi. Bạn cứ hình dung như là cơn ác mộng thành hiện thực, mà thậm chí bạn còn ko nhớ về cơn ác mộng ấy cho đến khi nó thực sự xảy đến.
Trong cuốn sách, có một ý mình cảm thấy rất chạm: Nỗi đau bị bỏ rơi, có thể, nhưng không nhất thiết đến từ sự kiện một người thân nào đó qua đời. Nỗi đau ấy có thể đến từ bất kỳ sự kiện nào mà ở đó, mình như thấy một người (hoặc một đối tượng), trước đây từng là điểm tựa tinh thần - một ‘safety net’ trong tâm trí, giờ đã rời đi và không còn trong cuộc sống mình nữa.
Đó có thể là một cú thất tình, một cuộc chia tay khỏi mối quan hệ bạn rất yêu quý, mà bạn không có lựa chọn. Đó có thể là một lời từ chối của crush. Hoặc đơn giản đó là một tin nhắn bị seen, không bao giờ được reply, mà bạn cũng chẳng bao giờ biết lý do. Tất cả những điều như vậy, có thể trigger lên nỗi đau bị bỏ rơi.
Mà mình tin rằng: Chẳng có nỗi đau nào có thể so sánh với nỗi đau nào. Người thân mất cũng đau. mà thất tình thì cũng đau. Và rồi khi vết thương ấy xảy đến, cũng chẳng biết cái nào đau hơn, chỉ biết là nó đau vl nên bản thân chỉ muốn move on càng nhanh cho bớt khổ. Mình dễ ép mình quên, nhấn chìm cơn đau ấy xuống.
Rồi xã hội lại chỉ có phong tục/ritual để tang khi một ai đó qua đời. Dù cùng là nỗi đau bị bỏ lại, nhưng bản thân ta lại không có ritual cho chính mình, để ‘để tang’ cho một mối quan hệ, hay khi cuộc sống mình vắng bóng một ai đó. Yes, we never had enough time to grief. Therefore, abandonment wound can be ignored and underestimated.
Mà vết thương không được chữa trị, cứ để mặc đấy, không có nghĩa nó tự lành, nhiều khi để thành sẹo. Nó cứ quẩn quanh trong tâm trí, đến một lúc, đủ ngày giờ rồi lại trồi lên. Lần đầu mình bị thương bởi một cú chia tay, thì lần sau có khi chỉ cần một dòng tin nhắn, hay một câu nói vu vơ của ai đó, lại làm mình đau, lại trigger. Chưa chắc đã bởi vì họ, mà hay vì chính mình vẫn còn bị thương ?
Mình thấy nếu vòng lặp này vẫn tiếp tục, thì thật là đau, thật khổ … Vậy nên thay vì đè nén, có chăng mình nên nhìn sâu và hiểu hơn về nỗi đau này, về Abandonment Wound. Có hiểu có thương. Hiểu hơn, biết đâu lần sau ta bớt đau hơn lần trước một chút?
Abandonment Wound sẽ có 5 giai đoạn: Shattering, Withdrawal, Internalizing, Rage & Lifting. Và đây không phải là một tiến trình tuyến tính đi theo đúng thứ tự này. Trải nghiệm cá nhân của mình có những ngày tưởng như mình sắp lành đến nơi rồi, đến đoạn Lifting, thì hôm sau bị trigger lại cảm thấy vụn vỡ, Shattering trở lại. Và chuyện biết chính xác mình đang ở phase nào, theo mình, không quan trọng, bằng Ý THỨC rằng nỗi đau này có tiến trình của nó. Và nội tâm của chúng ta sẽ lần lượt đi qua hết. That makes us human.
(1) Shattering:
Mình gọi đây là giai đoạn vụn vỡ. Đây là giai đoạn đầu tiên mở màn cho tiến trình. Là khi sự kiện vừa xảy ra. Tâm trí ta nhìn thấy một người (hay một đối tượng) rời đi khỏi cuộc sống của mình. “Người ấy là điểm tựa tinh thân, là chốn an toàn để nương náu, là safety net” - Đầu của mình trước giờ vẫn ghi nhận như vậy. Bỗng dưng giờ người ấy không còn nữa. Hoảng loạn. Ngỡ ngàng. Shock. Chơi vơi. Suy sụp … Như một con cún con tự dưng bị đá văng ra khỏi chiếc tổ ấm của mình.
Vì thế lúc này, cơ thể buộc phải bật lên chế độ sinh tồn (survival mode), bắt đầu thay đổi và điều chỉnh. Cơ thể có thể phát tín hiệu rằng ta phải tích trữ thêm năng lượng để sinh tồn: Thèm ăn, rồi tăng cân… Hoặc ngược lại, cơ thể phát tín hiệu rằng đây là lúc phải cảnh giác, cần dồn năng lượng cho những hoạt động khác: mất ngủ, chán ăn, sút ký … Rồi các hormone bắt đầu thay đổi để giúp cơ thể thích nghi với ‘thực tại’ mới (bảo sao thất tình thì dễ nổi mụn …). Não bộ (cụ thể là amydala - hạch hạt nhân), bắt đầu hoạt động liên tục để báo hiệu đây là tình huống nguy cấp, dẫn đến cảm giác căng thẳng thường trực. Với mình, giai đoạn này cảm giác intense nhất.
Lúc này, mindfulness comes to help! Các thực hành giúp mình tập trung vào hiện tại rất hữu ích, để giúp remind cho não bộ và cơ thể rằng: mình chưa chết, rằng đây không phải là tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Lúc này, thiền, chuyển động, vẽ …whatever brings mindfulness to you, đều có thể giúp điều hòa cảm xúc, và cả nhịp sinh học ổn định hơn.
Tuy nhiên, trong trải nghiệm cá nhân, lúc này chánh niệm/mindfulness thông thường rất dễ ra chuồng gà … Bởi vì sự vụn vỡ này quá lớn, lớn hơn cả năng lực chánh niệm hay định lực của bản thân. Cứ nhắm mắt lại thì những ký ức cũ lại hiện ra, sao mà ngồi thiền được đây … Yup, lúc này không cần phải ép mình perform, dù thường ngày mình làm chuyện đấy ngon nghẻ. Cơ thể đang trong trạng thái báo động, nên hãy nhẹ nhàng với nó. Ngồi yên, mở mắt cũng được, hít thở nhẹ nhàng, và hướng sự chú ý đến những cảm giác/sensation trên thân. Cơn đau này hiện trên thân ở đâu, như thế nào? Mỗi ngày hãy cho mình cảm nhận từng chút, từng chút.
(2) Withdrawal:
Khi cơn đau đã vơi bớt sau một vài ngày đầu, tiến trình tiếp theo là Withdrawal - Thu mình và né tránh. Và diễn biến tâm lý ở đây sẽ phức tạp. Sự thu mình có thể biểu hiện bằng cảm giác tê liệt, không cảm thấy gì, mất động lực, cảm thấy mọi điều vô nghĩa. Hoặc biểu hiện bằng mong muốn tách mình ra khỏi thế giới xung quanh. Nhưng withdrawal cũng có thể biểu hiện bằng sự chối bỏ, không tin rằng đối tượng ấy đã thực sự rời đi và tìm đủ cách hợp lý hóa cho nỗi đau này: “Chắc người ấy phải có lý do gì đấy”, “Rồi người ấy sẽ quay trở lại thôi”…
Yes, chú cún con vừa bị đá ra khỏi tổ, giờ muốn quay về với chiếc tổ cũ của nó. Cái đầu của mình thì thật tricky, khi nó có thể nỗ lực tìm mọi cách để quay về. Nỗ lực ấy có thể bằng suy nghĩ: “Ôi mình còn nhiều điều chưa nói với người kia, phải nói cho ra nhẽ”, “Hay mình quay lại với nhau, đây chỉ là tạm thời …”. Và khi suy nghĩ và hành động không khả thi, thì phần withdrawal đấy vận hành bằng cảm xúc, dẫn đến cảm giác thường trực nhớ nhung, hoài niệm … Nếu bạn giống mình lúc ấy, đi đâu làm gì cũng khiến mình nhớ đến hình bóng của người kia, thì yes, đây là lúc mình đang trải qua withdrawal.
Vì chú cún con vẫn còn đang rất tha thiết quay về chiếc tổ, nên lúc này điều mình cần làm là dỗ dành chú ấy. Một bài tập rất hữu ích được gợi ý trong cuốn sách: Cho ‘mình’ - phiên bản trưởng thành - đối thoại và dỗ dành ‘chú cún ấy’ - phiên bản nội tâm kêu gào đòi quay lại với mái ấm ngày xưa. Cuộc đối thoại này được diễn ra dưới hình thức viết lách.
Yes, những cảm xúc hiện thời: tổn thương, né tránh, níu kéo, tê liệt … Tất cả đều là cảm xúc mình, nhưng chúng không phải là tất cả, không phải là ‘mình’. Đó là một phần nào đó bên trong nội tâm mình đang tổn thương. Và bài tập này dựa trên nền tảng rằng chúng ta có những phần nội tâm khác nhau, và luôn có một phiên bản ‘người lớn’, trưởng thành, mạnh mẽ và biết mình cần phải làm gì. Hãy mời phiên bản ấy ra để nói chuyện và dỗ dành chú cún con đang gào khóc kia.
Một nguyên tắc của bài này là phần người lớn của mình không cho lời khuyên, mà chỉ lắng nghe, chấp nhận hết những gì mà người kia nói. Khi mình lần đầu tiên nói chuyện với phần tổn thương, phần người lớn không biết nói gì hết và cũng không biết phải làm sao để bạn kia hết khóc. Yes, theo hướng dẫn trong sách, chuyện đó hoàn toàn bình thường, đặc biệt khi ta chưa bao giờ đối thoại với nội tâm của mình.
Nhưng điều quan trọng nhất là hãy cho cả bạn người lớn và bạn ‘cún’ ấy thời gian, để cả 2 học cách nói chuyện với nhau, để bạn ‘cún’ có tất cả thời gian bạn ấy cần để xả, đề khóc thương, mếu máo. Với mình, đây chính là biểu hiện của unconditional love, tình yêu lớn nhất mình dành cho chình bản thân, khi mình có thể nói với chính mình rằng: “Bạn mất bao nhiêu thời gian để khóc, để tức giận, cũng được, nhưng tôi luôn ở đây lắng nghe. Và dù tôi chưa biết cần phải làm gì để làm bạn nguôi ngoai, nhưng tôi biết tôi đang và sẽ cố hết sức để bảo vệ và che chở bạn”
(To be continued)
Mời bạn đọc tiếp phần 2 tại đây
#wotn5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net - Day 6
úi huhuhu that so hard. Em thích bài này quá ạ. so much grateful vì có thể bắt gặp bài hay như thế ạ. Em muốn xin credit một phần vào làm nội dung trong video sắp tới. A yên tâm e sẽ mention thật nhiều ạ. Tại bài này hay thật sự và nó truyền cảm hứng cho nd của em sắp tới
Thật sự bài này giá trị quá, thật sự chạm ạ. Cảm ơn anh đã viết